Trong xã hội Trung Quốc xưa kia, kỹ nữ là những cô gái làm nghề buôn phấn bán hương, bị xã hội và người đời coi là thấp kém.
Thế nhưng, rất nhiều người trong số họ, dù từng có những năm tháng ở chốn lầu xanh, nhưng lại được người đời trọng vọng vì tài năng thơ ca, múa hát... Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới các độc giả bốn kỹ nữ nổi tiếng nhất trong chiều dài lịch sử Trung Hoa.
1. Tiết Đào
Để nói đến những kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, tất nhiên phải nhắc đến Tiết Đào - một ca nữ nổi tiếng của đời nhà Đường, trong giai đoạn về sau của cuộc đời, bà trở thành một nữ đạo sĩ, nhưng chủ yếu, sinh thời, Tiết Đào được biết đến là một nữ thi kỹ.
Tiết Đào sinh ra phải thời loạn, có cha là viên tiểu lại tên họ Tiết Vân, từ nhỏ, Tiết Đào đã sớm bộc lộ khả năng thơ phú bẩm sinh. Tương truyền, thời nhỏ, Tiết Vân dắt Tiết Đào đi chơi, nhìn vào trong vườn nhà liền ngẫu hứng buông lời thơ:
“Đình trừ nhất cổ đồng”
Tủng cán nhập vân trung”
Dịch
“Sân đồng cổ một cây
Thân vườn cao vào mây”
Tiết Đào sinh ra phải thời loạn, có cha là viên tiểu lại tên họ Tiết Vân, từ nhỏ, Tiết Đào
đã sớm bộc lộ khả năng thơ phú bẩm sinh. (Ảnh minh họa)
Thì Tiết Đào lập tức tự ngâm tiếp
“Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong”
Dịch
“Cành đón chim Nam Bắc
Lá đưa gió Đông Tây”
Lớn lên, cha bà mất sớm, Tiết Đào đành phải dựa vào nhan sắc và tài năng của mình để vào kỹ viện gảy đàn, ngâm thơ, hầu rượu mua vui. Với nhan sắc và trí tuệ hiếm có, chẳng bao lâu, bà đã nổi danh khắp Thành Đô, cũng vô cùng nổi tiếng trong giới văn sĩ đường thời.
Điều thú vị trong cuộc đời của Tiết Đào cần được nói đến là dù tiếp xúc với không ít người giới văn sĩ, vậy mà cả đời bà chỉ yêu một người duy nhất là Giám sát ngự sử Nguyễn Chẩn, đáng nói hơn, lúc hai người gặp nhau, Tiết Đào đã 42 tuổi trong khi Nguyễn Chẩn vẫn còn đang ở độ tuổi ngoài 30. Đáng tiếc thay, mối tính này của hai người không kéo dài được đến đầu bạc răng long.
2. Lý Sư Sư
Lý Sư Sư là một nhân vật sống vào thời Bắc Tống, nàng vốn họ Vương, sinh ra thì mẹ mất không lâu sau đó, cha nàng chỉ dùng sữa đậu nành nuôi nàng đến năm 4 tuổi rồi cũng qua đời, Lý Sư Sư được một nhà trong vùng nhận nuôi, từ ấy mới mang họ Lý.
Lý Sư Sư tương truyền mang nhan sắc trời phú, tài hoa bậc nhất, không lâu
đã nổi danh khắp chốn, các thi sĩ đương thời vẫn thường tìm được nàng
trước là để nghe đàn thưởng vũ. (Ảnh minh họa)
Lý Sư Sư tương truyền mang nhan sắc trời phú, tài hoa bậc nhất, không lâu đã nổi danh khắp chốn, các thi sĩ đương thời vẫn thường tìm được nàng, trước là để nghe đàn thưởng vũ, sau là cùng nhau hàn huyên bàn chuyện thi ca, đến cả vua Tống thời bấy giờ là Tống Huy Tông nghe danh cũng nhiều lần đến thăm Sư Sư: “Danh kĩ Lý Sư Sư ở ngõ Kim Tuyến trong thành Đông Kinh, tài nghệ và dung mạo đều tuyệt trần. Huy Tông từ những năm Chính Hòa về sau, thường vi hành ngồi kiệu nhỏ, với vài nội thần dẫn đường đến chơi nhà Lý Sư Sư."
Người đời sau biết về cuộc sống của Lý Sư Sư cũng rất ít, tương truyền, năm 1125, chiến sự nổ ra, quân Kim tấn công Bắc Tống, nhà Tống sụp đổ, từ ấy, cũng không ai thấy Sư Sư ở đâu nữa.
3. Lương Hồng Ngọc
Lương Hồng Ngọc là vợ của tướng quân Hàn Thế Trung đời Nam Tống, không rõ năm sinh. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải bán mình làm kỹ nữ. Nói đến Lương Hồng Ngọc, bà không những nổi tiếng vì là mẹ hiền vợ thảo, mà còn là một chiến lược gia tài năng. Không ít lần, bà đã giúp Hàn Thế Trung đánh trận giành thắng lợi.
Lương Hồng Ngọc là vợ của tướng quân Hàn Thế Trung đời Nam Tống
không rõ năm sinh. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó
phải bán mình làm kỹ nữ. (ảnh minh họa)
Tương truyền vào đời hoàng đế Tống Cao Tông. Quân Kim thường xuyên đem quân xâm chiếm, năm 1129, hoàng tử nước Kim là Ngột Truật mang đại quân 10 vạn binh lính đánh Giang Nam, thế lực vô cùng mạnh, Tống Cao Tông sợ hãi bỏ chạy về Ôn Châu. Lúc đó, Thế Trung được lệnh đóng quân ở sông Trường Giang để đón đánh địch. Mặc dù ở thế chủ động, nhưng chỉ có vẻn vẹn 8000 quân, làm sao để đánh bại được 10 vạn quân Kim. Lương Hồng Ngọc bèn nghĩ ra cao kế, bà bàn với Thế Trung cố ý giăng đèn kết hoa mở hội ở Tú Châu để đánh lạc hướng quân Kim, một mặt, bà bảo chồng mang quân bí mật phục ở sông Trường Giang. Đúng như Hồng Ngọc dự tính, khi quân của Ngột Truật rút về tả ngạn sông Trường Giang, mải mê hướng về hội đèn hoa, không mảy may chuẩn bị. Lúc ấy, Thế Trung tung 8000 quân ra chặn đánh, quân Kim không kịp trở tay, thảm bại trong tay số quân lính ít ỏi của Thế Trung. Quân Tống đại thắng, Hàn Thế Trung từ đó ngày càng khâm phục vợ hơn, càng hay hỏi han bà về binh thư sách lược. Bà được suy tôn là 1 trong 3 nữ tướng quân vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa.
4. Liễu Như Thị
Liễu Như Thị sống vào đời nhà Minh, nàng là một trong tám danh kỹ lừng danh Trung Quốc, nổi tiếng khắp Nam Kinh với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cầm kỳ thi họa lại đều vô cùng tinh thông.
Không phụ công mong đợi, Như Thị càng học hành càng tỏ ra giỏi giang
tiếng tăm đồn thổi, trở thành một trong những kỹ nữ nổi danh
nhất bấy giờ. (ảnh minh họa)
Nàng sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nên sớm đã phải vào chốn lầu xanh. Người trực tiếp đón Liễu Như Thị vào thanh lâu bấy giờ là tú bà họ Từ, nhận thấy nhan sắc hơn người và sự thông minh, lanh lợi của Như Thị, tú bà quyết định dạy dỗ nàng đàn, hát, múa với mong muốn đưa nàng thành quân cờ chủ lực của kỹ viện nổi tiếng khắp gần xa. Không phụ công mong đợi, Như Thị càng học hành càng tỏ ra giỏi giang, tiếng tăm đồn thổi, trở thành một trong những kỹ nữ nổi danh nhất bấy giờ.
Cũng như nhiều giai nhân thuở xưa, Liễu Như Thị có cuộc đời nhân duyên rất vất vả, mãi sau 3 đời làm lẽ, trải qua nhiều cuộc nhân duyên bi thương, đau khổ, nàng mới tìm được người chồng chính thức của mình. Tiếc thay, dù vậy cuộc đời của nàng cũng không được một kết thúc có hậu. Sau này, nhà Minh loạn lạc, nước mất nhà tan, chồng nàng là Tiền Khiêm Ích cũng chết sớm vì bạo bệnh, Liễu Như Thị cũng tuyệt vọng mà treo cổ tự sát, để lại cho người đời nhiều thương tiếc…