Chắc hẳn chúng ta, ai cũng đã từng nghe cụm từ “mỹ nhân cổ đại” rất nhiều lần. Thế nhưng, các bạn đã biết mỹ nhân cổ đại thực sự đẹp đến mức nào chưa?
Liệu Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa sống ở Thế kỷ 20, họ có còn được gọi là “mỹ nhân”? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta hãy cùng xem tiêu chuẩn để người phụ nữ cổ đại được gọi là “mỹ nhân” là như thế nào nhé!
Ngực:
Khác với chúng ta ngày nay, người cổ đại không cho rằng người phụ nữ đẹp nhất định phải có số đo 3 vòng nóng bỏng, cũng không nhất thiết phải có một bộ ngực lớn. Với họ, một bộ ngực đẹp đơn giản là đầy đặn và hài hòa với cơ thể.
Da:
Miêu tả vẻ đẹp của Dương Quý Phi, thơ Bạch Cư Dị có câu “Một nhành hoa lê đẫm sương xuân” chính là so sánh sắc da của mỹ nhân với sắc trắng của hoa lê. Từ ngàn đời trước, người ta đã đề cao vẻ đẹp của làn da phụ nữ. Người phụ nữ đẹp phải có làn da trắng mịn màng, làm nổi bật sắc hồng trên gò má. Người cổ đại cũng đề cao hương thơm trên làn da phụ nữ, hương thơm này không thể có được nhờ bất kỳ loại dầu thơm nào, mà phải là hương thơm tự nhiên. Ngoài Hương Phi nổi tiếng thời Thanh, tương truyền Tây Thi cũng là mỹ nữ trời sinh có thể tỏa ra hương khí!
Tay:
Người xưa thường so sánh cánh tay phụ nữ với búp của cỏ non, thanh mảnh, mềm mại, trắng ngần. Mỗi cử động nhẹ nhàng của bàn tay đều tỏa ra hương khí, hình ảnh những mỹ nhân với đôi bàn tay ngọc trên phím đàn đã đi vào thi ca cổ đại!
Mái tóc:
Mái tóc dài chấm gót, đen huyền, bồng bềnh, được búi tròn, cao trên đỉnh đầu (gọi là “vân kế vụ hoàn” – búi tóc của mỹ nữ như mây sương) là biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ xưa, có lẽ cũng là hình ảnh tạo nên sự khác biệt với phụ nữ hiện đại.
Gương mặt:
Người Trung Hoa đổ đại thích vẻ đẹp tròn đầy, tượng trưng cho sự viên mãn, phúc hậu và sức khỏe. Chính vì thế, gương mặt của một mỹ nhân cũng được “định nghĩa” là một gương mặt đầy đặn với những nét thanh tú:
“Nga mi thanh đại” chỉ hàng lông mày của người phụ nữ, được cạo đi rồi vẽ lại bằng than xanh. Chuyện vẽ lông mày phổ biến từ thời Tây Chu, được ghi lại trong “Thi kinh” và “Sở từ”.
“Minh mâu lưu phán” dùng để miêu tả đôi mắt của thiếu nữ. “Minh mâu” là cặp mắt vừa to vừa sáng. Đôi mắt đẹp không những to sáng, mà còn biết khóc, biết cười, biết đong đưa, trở thành cửa sổ tâm hồn của người phụ nữ!
“Chu thần hạo hỉ”, “chu thần” là cặp môi đỏ mọng, “hạo hỉ” là hàm răng trắng bóng. Hai thứ này tôn vinh lẫn nhau, làm nên vẻ đẹp rạng ngời, đằm thắm của người con gái!
Nói chung dù là ở thời nào, người con gái cũng phải có một trong những tiêu chí trên thì mới được gọi là đẹp.