Các hoàng đế nhà Thanh, từ đời Càn Long trở đi, tất thảy đều có sở thích xem kịch. Và người ham mê hơn cả, không ai khác ngoài Từ Hy.
Thời Càn Long, Gia Khánh cho tới cuối triều Thanh, những vở kịch như “Cửu cửu đại khánh”, “Khuyến thiện kim thoa”, “Thăng bình bảo phiệt”… được đón nhận nồng nhiệt. Trong đó, “Cửu cửu đại khánh” thường diễn trong lễ Vạn thọ (mừng sinh nhật vua), “Thăng bình bảo phiệt” diễn trong lễ Thượng nguyên (hay còn gọi là tết Nguyên tiêu).
Từ Hy thái hậu.
Trong thời Từ Hy, hoạt động diễn kịch trở nên phồn thịnh và là thú tiêu khiển phổ biến trong cung. Duyệt Thị lâu tại phía bắc Sướng Âm các chính là nơi được các đế vương, hậu phi trong cung thường xuyên lui tới xem kịch. Kịch tàn, đây cũng là chốn thưởng thức yến tiệc của vương, hậu, quân thần. Vị trí ngồi của hoàng đế, thái hậu và hoàng hậu đặt trang trọng trong Duyệt Thị lâu. Các đại thần chỉ được ngồi chéo chân dưới hành lang. Quy định này quả là một cực hình với những lão đại thần đã tuổi cao sức yếu.
Tương truyền, những năm cuối thời Từ Hy, vị minh thần Trương Chi Đỗng vì công cao như núi nên được thái hậu sủng ái, thường triệu vào cung xem kịch. Mỗi lần như vậy, Trương Chi Đỗng lại đau mềm hai chân, đứng dậy không nổi. Dù vậy, vị đại thần này vẫn phải cung kính khấu tạ đại ân đại đức của thái hậu.
Sau khi Cố cung bác vật viện (viện bảo tàng nằm trong Cố cung) lập xong, Duyệt thị lâu trở thành nơi cất giữ các đạo cụ, phục trang của kịch. Phía sau Duyệt thị lâu là một tiểu điện bốn gian có tên gọi là Tầm duyên thư ốc. Vào cuối đời Thanh, Từ Hy ngự tại Lạc Thọ đường. Hoàng đế Quang Tự hằng ngày phải tới thỉnh an.
Theo lệ thường, trước khi thái hậu tỉnh giấc khoảng một thời thần (tức hai tiếng), Quang Tự sẽ từ điện Dưỡng Tâm tới Tầm Duyên thư ốc đợi thái hậu tỉnh giấc. Phía sau Tầm Duyên tư ốc chính là Khánh Thọ đường, được xây dựng vào năm Càn Long thứ 37. Trong khoảng thời gian ở tại Lạc Thọ đường, Từ Hy thường mời con gái của Thuần thân vương, Cung thân vương và Hòa Khánh thân vương vào cung, cùng họ vui vẻ. Đôi khi, bà yêu cầu họ lưu lại vài ngày trong cung.
Chuyện thái hậu thích xem kịch, từ thái giám tới cung nữ đều tỏ tường. Nhưng thói quen xem “dâm hý” (ý chỉ kịch dâm tục) của bà, chỉ những hầu cận thân tín mới rõ. Kẻ khác, dẫu biết vẫn phải giả bộ làm ngơ. Bà đặc biệt thích xem phân cảnh vợ anh hùng Lương Sơn Bạc Dương Hùng, tức Phan Xảo Vân, ngoại tình trong vở “Thúy Bình San”, hay cảnh nam hoan nữ ái trong “Tư phàm”, “Hợp hoan đồ”, “Tróc gian”, “Hồ ly duyên”…
Hoàng đế Đồng Trị, lúc này đã trưởng thành, cảm thấy xấu hổ trước sở thích quái đản của Từ Hy, thậm chí coi đó là nỗi sỉ nhục cho vương triều. Nhưng Đồng Trị không ngăn nổi mẫu hậu. Có lần, Từ Hy chọn vở “Thúy Bình San” để xem, hoàng đế nghe tin mà nổi giận đùng đùng, nhưng vì vô mưu vô kế, bèn đăng đài diễn kịch, bỏ đi phân nửa lời thoại, khiến vở diễn nhanh chóng kết thúc...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét